Hotline: 0905.735.466 – 0985.689.866

Chống thấm sàn mái sân thượng tại Đà Nẵng giá rẻ

CHỐNG THẤM SÀN MÁI – SÂN THƯỢNG – BAN CÔNG

Chống thấm sàn mái, ban công sử dụng dung dịch chống thấm Water Seal là một trong những công nghệ mới hiện nay áp dụng ở Việt Nam, phương pháp này rất phổ biến ở nước ngoài, thay thế các phương pháp như dùng màng khò nóng hay vữa chống thấm.

Chống thấm Hưng Hà xin giới thiệu quy trình chống thấm sử dụng dung dịch Water Seal như sau:

Quy trình thi công chống thấm sàn mái: 

Chuẩn bị bề mặt thi công

– Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt.

– Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.

– Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.

– Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

1. Phương phun dung dịch chống thấm Water Seal- Anh Quốc

Trước đây có rất nhiều cách chống thấm sàn mái nhưng có rất nhiều các nhược điểm, chính vì vậy các nhà nghiên cứu vật liệu đã nghiên cứu ra một loại vật liệu mới giúp chống thấm hiệu quả và khắc phục được các nhược điểm đó. Đây là công nghệ chống thấm mới nhất hiện nay, với việc thấm sâu vào bê tông, lớp vữa trát và gạch xây giúp tạo ra độ bền chống thấm từ 15 – 20 năm.

a. Vật liệu sử dụng:

+ Dung dịch chống thấm Water Seal (Nhập khẩu Anh Quốc): Là dung dịch chống thấm dạng lỏng gốc Silane và Siloxane, tác dụng thẩm thấu vào bê tông giúp bê tông tạo thành Gel bịt kín các vết nứt nhỏ (< 0,2 mm) giúp đặc chắc bê tông, đồng thời chống thấm ngăn nước hiệu quả.

b. Quy trình thi công:

Quy trình thực hiện chống thấm sàn mái bằng Water Seal rất đơn giản như sau:

– Thổi sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt cần chống thấm.
– Lắc đều rồi đổ dung dịch chống thấm Water Seal lên bề mặt bê tông sàn mái, từ chân tường lên khoảng 15 – 20 cm. Nếu thấy hóa chất thấm nhanh sau lớp phủ đầu tiên tiếp tục phủ lớp thứ hai ngay lập tức. Lăn liên tục lên bề mặt để dung dịch ngấm sâu nhất vào bê tông, thường thì thi công với định mức 0,5 lít Water Seal/ m2.
– Sau 6 – 8 giờ thi công tiến hành phun ngâm thử nước trong vòng 24h.
Ưu điểm:
+ Giá thành thi công rẻ, dễ thi công, tự thi công được.
+ Thẩm thấu sâu vào bê tông, vữa và gạch xây nên rất bền.
+ Chịu được các tác động cơ học tác động khác lên sàn mà không ảnh hưởng lớp chống thấm.
+ Bịt kín tất cả các vết nứt nhỏ của sàn mái, giúp đặc chắc bê tông.
+ Lớp chống thấm đồng khối với bê tông hay vữa nên không bị tách lớp.
+ Tạo ra lớp chống thấm kín, liên tục với bề mặt.
+ Ngăn sự thâm nhập của nước, giảm rêu mốc, và vết ố.
+ Với các kết cấu ổn định độ bền chống thấm sàn mái từ 15 – 20 năm.
Nhược điểm:
+ Sàn mái không được nứt rộng > 0,5 mm
+ Không sử dụng cho những kết cấu sàn bê tông không ổn định.
+ Không sử dụng cho các sàn bê tông ghép, bê tông ứng lực.